
Bytom (BTM) là gì? Tổng quan về đồng tiền ảo BTM
Tìm hiểu tổng quan về đồng tiền ảo Bytom (BTM) là gì? Hưỡng dẫn cách tạo ví lưu trữ (wallet), sàn giao dịch tiền điện tử BTM, có nên đầu tư BTM coin không?
Bytom là gì?
Bytom là một nền tảng blockchain công cộng được tạo ra để giúp kết nối, quản lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến các tài sản trong thế giới số với tài sản trong thế giới thực. Nhiệm vụ của Bytom là làm cầu nối giữa thế giới kỹ thuật số và thế giới vật lý, xây dựng một mạng lưới phân cấp, nơi có thể đăng ký và trao đổi các tài sản số với tài sản vật lý khác nhau (như chứng khoán, cổ tức, trái phiếu…).
Tiền ảo Bytom (BTM) là gì?
Tiền ảo Bytom (BTM) là Native Currency chính trong mạng Blockchain của Bytom. Ban đầu, BTM được xây dựng theo tiêu chuẩn ERC-20 của Ethereum. Nhưng đến 24/4/2018 , Bytom chính thức Launched Mainnet và BTM đã chuyển sang chạy trên Blockchain của Bytom.
Thông tin cơ bản của BTM:
- Kí hiệu: BTM
- Blockchain: Bytom
- Thuật toán đồng thuận: Proof of Work (PoW)
- Loại token: Coin / Mineable.
- Thuật toán khai thác: Tensority
- Thời gian trung bình tạo khối: 2m 28s.
- Phần thưởng khối: 412,5 BTM
- Tổng cung: 2,100,000,000 BTM
- Lưu hành: 1,502,176,950 BTM
Tính năng và đặc điểm của Bytom (BTM)
Cho phép xác minh nhiều giao dịch cùng 1 lúc nhờ mô hình UTXO: Điều này làm cho việc xử lý các giao dịch nhẹ hơn Ethereum. Bytom cũng có cơ chế xác minh gọn nhẹ. Khi đó người dùng chỉ cần xác minh các giao dịch có liên quan thay vì toàn bộ blockchain. Toàn bộ quá trình được thực hiện thông qua bằng chứng Merkle.
Sử dụng định dạng địa chỉ chung: Các định dạng địa chỉ chung BIP32, BIP43 và BIP441 được sử dụng trong nền tảng để thuận tiện cho việc thiết kế ví Bytom giống như định dạng địa chỉ được dùng để thiết kế các ví của Bitcoin và Ethereum với mục đích hỗ trợ được đa tiền tệ, đa tài khoản, đa địa chỉ và đa khóa với Hierarchical Deterministic Wallets (ví HD).
Thuật toán đồng thuận PoW tương thích với ASIC: Tương tự như Bitcoin, Bytom cho phép khai thác ASIC qua một proof-of-work riêng biệt. Thuật toán PoW của Bytom Blockchain được thiết kế để tương thích với chip ASIC của AI. Nó cho phép tính toán ma trận được đưa vào hàm Hash để các thợ đào có thể được sử dụng các dịch vụ gia tốc phần cứng AI.
Đặt tên tài sản chuẩn bằng ODIN: Việc đặt tên của tài sản sẽ tuân theo các tiêu chuẩn được tạo ra riêng trong nền tảng có tên là ODIN (Open Data Index Name) để đảm bảo tính duy nhất của tài sản trên toàn bộ mạng lưới blockchain. Không giống như các giải pháp nhận dạng khác dựa trên blockchain, ODIN dựa trên blockchain của Bitcoin và hỗ trợ các blockchain khác (như các blockchain công khai, blockchain liên kết, blockchain riêng) thông qua việc đánh dấu đa cấp. ODIN sử dụng chiều cao blockchain làm tiêu chuẩn đặt tên thay vì theo chuỗi ký tự.
Chữ ký giao dịch riêng biệt: Trong thiết kế của Bytom, một giao thức có tên là DLT cho phép tương tác giữa nhiều loại tài sản. Nhiều blockchains sử dụng cùng một giao thức có thể tồn tại một cách độc lập và có thể được trao đổi qua chuỗi, tạo nên sự khác nhau về mặt tương tác trong cùng một định dạng. Và để đảm bảo được sự an toàn của các tài sản, nền tảng tạo ra một chữ ký riêng biệt để thực hiện mọi giao dịch trong Bytom.
Đội ngũ phát triển của Bytom (BTM)
Chang Jia: Ông là nhà sáng lập của 8BTC – một trong những trang tin tức tiền điện tử và Blockchain lớn nhất Trung Quốc. Ông cũng là tác giả khoa học viễn tưởng từng đoạt giải và là đồng tác giả của cuốn sách đầu tiên viết bằng tiếng Trung Quốc về Bitcoin là “Bitcoin: A Real Yet Virtual Financial World (2014)”.
Duan Xinxing: Chủ tịch điều hành của 8BTC.com. Trước đây ông từng là Phó chủ tịch của OKCoin – một sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu thế giới hiện nay.
Ngoài ra còn có các thành viên khác đáng chú ý như: LangYu; Li ZhongCheng; Qu ZhaoXiang; Guo Guanghua.
Cơ chế đồng thuận của Bytom (BTM)
Bytom sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work, tuy nhiên Blockchain Bytom không dễ bị tấn công Sybil và tấn công 51% vì Bytom chỉ giao dịch với tài sản.
Cơ chế đồng thuận của Bytom được thiết kế thân thiện với các dòng chip AI ASIC. Các công cụ khai thác có thể được sử dụng cho các dịch vụ tăng tốc phần cứng AI.
Kiến trúc hệ thống của Bytom (BTM)
Hệ thống Bytom gồm 3 lớp:
- Ứng dụng: Nó bao gồm các ứng dụng web và thiết bị di động.
- Lớp hợp đồng: Hợp đồng Genesi dùng để phát hành và kiểm tra các hợp đồng thông minh khác trên mạng; Tiếp theo là hợp đồng chung có chức năng tương tự; Phần thứ 2 thiết lập và xác minh các bản phân phối cổ tức.
- Sổ cái: Bytom kết nối với Blockchain sử dụng thuật toán POW bạn có thể sử dụng ASIC để khai thác trên mạng.
Bytom (BTM) hoạt động như thế nào?
Nhiệm vụ của Bytom là “kết nối thế giới vật lý nguyên tử và thế giới kỹ thuật số, để xây dựng một mạng phi tập trung nơi nhiều tài sản kỹ thuật số và tài sản nguyên tử khác nhau có thể được đăng ký và trao đổi.”
Ba loại tài sản của Bytom là:
- Tài sản thu nhập: Bao gồm các tài sản không hoạt động, các khoản đầu tư của chính quyền địa phương và các chiến dịch huy động vốn từ cộng đồng.
- Tài sản vốn chủ sở hữu: Lớp tài sản này yêu cầu xác minh nhà đầu tư để chuyển những thứ như vốn chủ sở hữu trong các công ty tư nhân cũng như cổ phần của một khoản đầu tư ngoài công lập.
- Tài sản được chứng khoán: Loại tài sản này có dòng tiền dự đoán được. Ví dụ như nợ hoặc vay ô tô.
Bạn có thể giao dịch tất cả các tài sản này trên chuỗi với giao thức Bytom. Điều này giúp ghi lại quyền sở hữu nội dung và trao đổi trên Blockchain tạo ra một hệ thống an toàn và hiệu quả hơn so với những gì hiện có sẵn.
Giao thức Bytom có khả năng thực hiện các giao dịch xuyên chuỗi thông qua các chuỗi bên. Để làm điều này với tư cách là một nhà phát triển, bạn chỉ cần tạo một phiên bản nhỏ hơn của chuỗi và thực thi các cuộc gọi API thông qua các hợp đồng thông minh để xác minh hoạt động mạng trên chuỗi chính đó. Khi làm điều này, các cuộc gọi cho phép bạn chuyển giao tài sản giữa các chuỗi và thậm chí phân phối cổ tức thông qua chuỗi bên.
Phí giao dịch Bytom (BTM)
Khi giao dịch Bytom trong mạng Blockchain bạn chỉ mất Transaction Fees của Bytom:
- Standard: Được tính tự động.
- Fast: Gấp đôi phí Standard và được xác nhận giao dịch nhanh hơn.
- Customize: Bạn có thể tự điền mức phí vào để được xác nhận nhanh hơn nhưng tối đa là 0,4 BTM.
Ngoài ra, bạn phải trả phí khi bạn nạp hoặc rút BTM ở các sàn giao dịch.
Tạo ví lưu trữ đồng Bytom (BTM) an toàn
BTM Token là đồng coin phát triển trên nền tảng Blockchain của Ethereum theo tiêu chuẩn ERC-20 nên bạn có thể sử dụng các ví hỗ trợ token ERC20 để lưu trữ nó như:
- MyEtherWallet,
- Trezor,
- Ledger Wallet,
- ImToken hay Metamask.
Ngoài ra bạn cũng có thể lưu trữ BTM trên ví của các sàn giao dịch nếu bạn giao dịch thường xuyên, còn nếu không thì bạn hãy sử dụng những ví riêng mà Exchange Script vừa giới thiệu để đảm bảo an toàn nhé.
Sàn giao dịch Bytom (BTM) uy tín
Tại thời điểm hiện tại thì bạn có thể mua bán hay giao dịch đồng BTM coin tại rất nhiều sàn giao dịch trên thế giới gồm Huobi, OKEx, Bibox, Gate.io, EXX, CoinEgg, RightBTC, Kucoin, CoinEx, HitBTC, Cryptopia, BigONE, Lbank, OEX, Allcoin và IDAX qua cặp BTM/BTC, BTM/ETH và BTM/USDT. Trong đó khối lượng giao dịch tại Huobi và OKEx là lớn nhất.
Đào Bytom (BTM) như thế nào?
Bytom (BTM) chạy thuật toán đào Tencitory nên BTM có thể được đào bằng các loại thiết bị như CPU/GPU và ASIC.
Để bắt đầu đào BTM, bạn cần tạo 1 địa chỉ ví BTM để nhận BTM đào được. Sau đó, bạn cần chọn Mining Pool và kết nối vào pool để đào BTM.
Một số mining pool bạn có thể chọn: F2pool, Antpool, MatPool ….
Có nên đầu tư Bytom (BTM) không?
Bytom là một nền tảng cho phép xử lý dữ liệu các tài sản vật lý và kỹ thuật số một cách dễ dàng và nhanh chóng. Nó cũng cung cấp cho người sử dụng có thể tạo và trao đổi nhiều tài sản không thể giao dịch qua các tài chính truyền thống.
Nếu như đạt được mục tiêu thì Bytom sẽ là một trong những nền tảng quan trọng trong lĩnh vực số hoá tài sản. Tuy nhiên, các dự án tập trung cao độ vào tương lai có thể là một rào cản của các nhà đầu tư ở thời điểm hiện tại.
Nếu bạn đang có ý định đầu tư vào Bytom (BTM) và nghiêm túc với đồng tiền này thì có thể đầu tư một ít vào Bytom (BTM). Bên cạnh đó thì bạn cũng cần phải phân tích, tìm hiểu thông tin để đưa ra chiến lược cụ thể để giảm rủi ro. Không nên đầu tư theo số đông hoặc đầu tư theo cảm tính sẽ dễ dẫn đến thất bại.
Exchange Script vừa cung cấp cho bạn thông tin về đồng Bytom. Hi vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích về Bytom coin. Nếu thấy bài viết này hay hãy chia sẻ nó với mọi người xung quanh nhé.
>> Xem thêm: Lisk (LSK) là gì? Có nên đầu tư vào đồng LSK token không?