
Công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology – DLT) là gì?
Exchange Script mời bạn đọc tìm hiểu về Công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger – DLT) là gì? ứng dụng của DLT, DLT có phải Blockchain không?
Phụ Lục
Sổ cái kế toán (Ledger) là gì?
Sổ cái kế toán (Ledger) đã có từ xa xưa như chữ viết và tiền tệ.
Con người đã từng viết trên đất sét, gậy gỗ, đá, giấy cói và giấy. Một khi máy tính trở nên phổ biến trong những năm 1980 và 1990, các ghi chép bằng giấy đã được số hóa, nhưng thường được nhập dữ liệu thủ công.
Sổ cái kỹ thuật số (Digital Ledger) là gì?
Sổ cái kỹ thuật số ban đầu dựa trên việc lập danh mục và kế toán dựa trên giấy, có thể nói rằng số hóa đã được sử dụng nhiều hơn cho việc hậu cần của tài liệu giấy hơn là sáng tạo từ chúng. Các tổ chức chủ yếu vẫn dựa vào giấy như tiền, con dấu, chữ ký, hóa đơn, chứng chỉ và sổ sách kế toán kép.
ức mạnh của tính toán và đột phá trong mật mã, cùng với việc khám phá, sử dụng một số thuật toán thú vị và mới mẻ đã cho ra đời sổ cái phân tán.
Trong hình thức đơn giản nhất, sổ cái phân tán là một cơ sở dữ liệu được tổ chức và cập nhật bởi người tham gia (hoặc node) trong một mạng lưới lớn.
Công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Tedger Technology)
Công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger) viết tắt là DLT là một tập hợp các cơ sở dữ liệu mà không được lưu trữ hay xác nhận bởi bất kì một bộ máy trung ương nào hết.
Đối với DLT, người tích hợp nó có quyền kiểm soát lớn hơn đối với cách thức nó được tích hợp. Về nguyên tắc, họ vẫn có thể độc quyết cơ cấu, mục đích và quá trình vận hành mạng lưới sử dụng dịch vụ của họ.
Tuy nhiên, công nghệ sổ cái phân tán về bản chất thì vẫn phân quyền và vẫn có nguyên tắc đồng thuận tương tự như công nghệ Blockchain.
Sổ cái phân tán có được xem như là bước đầu tiên để tiến lên Blockchain, tuy nhiên nó không được tạo nên bởi một chuỗi các block mà chiếc sổ cái sẽ được lưu trữ trên nhiều server khác nhau, kế đến sẽ liên lạc lẫn nhau để bảo đảm duy trì dữ liệu giao dịch mới nhất và cập nhật chính xác nhất.
Một số các công ty đang ưa thích sử dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) hơn Blockchain như Google, thông qua nỗ lực hợp tác gần đây với Digital Asset để đưa bộ công cụ phát triển lên cho người dùng nền tảng Google Cloud. Còn Volkswagen thì gọi cái bắt tay giữa mình với IOTA là nhằm để thử nghiệm “công nghệ sổ cái phân tán”.
Công nghệ Blockchain
Công nghệ Blockchain cũng là một dạng sổ cái phân tán với một mục đích công nghệ cụ thể đằng sau. Mục đích của công nghệ này là xây dựng một cơ sở dữ liệu bất biến được duy trì bởi một mạng lưới phân quyền, nơi tất cả các bản sao lưu phải được chấp nhận thông qua cơ chế đồng thuận.
Điểm khác biệt giữa công nghệ Blockchain và công nghệ sổ cái phân tán là có chữ ký mã hoá và kết nối các nhóm dữ liệu trong sổ cái lại với nhau để tạo thành một chuỗi trong Blockchain. Đồng thời, dựa vào ứng dụng cụ thể của Blockchain, người dùng và cộng đồng có thể có tiếng nói trong quá trình vận hành và xây dựng chuỗi khối.
Bitcoin chính là một ví dụ thực tiễn nhất cho Blockchain và mức độ phi tập trung. Với Bitcoin không chỉ công nghệ và kết cấu của nó được phân quyền, mà tổ chức và quá trình phát triển đằng sau nó cũng được giữ như vậy. Ngược lại, với DLT thì công nghệ thì phân quyền, nhưng tổ chức quản lý thì lại phụ thuộc vào những yếu tố khác.
Như vậy, công nghệ sổ cái phân tán và công nghệ Blockchain là hai thứ hoàn toàn khác nhau và không thể mang ra thay thế cho nhau được.
Các thể chế như Ngân hàng Anh Quốc có thể sẽ chọn sử dụng từ “DLT” để cách xa mình khỏi cơn sốt và sự biến động xoay quanh lĩnh vực Blockchain. Hoặc có thể cùng một lí do tương tự, một công ty có thể sẽ viết từ “Blockchain” vào thông báo hợp tác của mình để tận dụng sự hứng thú của thời đại dành cho loại công nghệ mới ấy, cho dù thứ họ đang chào mời không thật sự đáp ứng đủ tiêu chí để được xem như là một Blockchain.
== Tìm hiểu chi tiết hơn về công nghệ Blockchain
Công nghệ sổ cái phân tán có phải công nghệ Blockchain?
Kết luận then chốt rút ra ở đây là hai thuật ngữ và khái niệm ở trên không thể mang ra thay thế cho nhau được, kể cả khi chúng được dùng vì mục đích như vậy. Các thể chế như Ngân hàng Anh Quốc có thể sẽ chọn sử dụng từ “DLT” để cách xa mình khỏi cơn sốt và sự biến động xoay quanh lĩnh vực Blockchain. Hoặc có thể cùng một lí do tương tự, một công ty có thể sẽ viết từ “Blockchain” vào thông báo hợp tác của mình để tận dụng sự hứng thú của thời đại dành cho loại công nghệ mới ấy, cho dù thứ họ đang chào mời không thật sự đáp ứng đủ tiêu chí để được xem như là một Blockchain.
Ứng dụng của sổ cái phân tán trong quản trị tài chính
Tiền mã hóa (Cryptocurrencies)
Tiền mã hóa (tiền kĩ thuật số, tiền điện tử) cho phép các bên giao dịch gần thời gian thực (near real-time) mà không cần đến trung gian (ví dụ như ngân hàng) và nó không tồn tại dưới dạng tiền mặt
== Kiến thức tiền điện tử là gì cho người mới bắt đầu
Loại tiền này được phát hành bởi các cá nhân, công ty và các tổ chức khác. Hầu hết chúng sử dụng các hệ thống DLT mở, trong đó một sổ cái phân tán được sử dụng để ghi lại và xác minh tất cả các giao dịch tiền mã hóa.
Tiền mã hóa không được chính phủ công nhận. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương trên thế giới đang nhận ra tiềm năng của chúng và nghiên cứu các phiên bản tiền mã hóa của riêng họ.
Việc phát hành tiền điện tử lần đầu (Initial coin offering – ICO) là một qui trình không được kiểm soát, theo đó các công ty bán tiền mã hóa của họ cho các nhà đầu tư để đổi lấy tiền định danh hoặc cho một loại tiền điện tử khác theo thỏa thuận.
So với việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO), ICO có chi phí phát hành thấp hơn và thời gian huy động vốn ngắn hơn. Tuy nhiên, hầu hết các ICO không có quyền biểu quyết kèm theo và đã có nhiều trường hợp nhà đầu tư bị mất tiền do các đơn vị phát hành lừa đảo.
Token hóa (Tokenization)
Token hóa là quá trình thể hiện quyền sở hữu tài sản vật chất trên chuỗi khối (blockchain) hoặc sổ cái phân tán, DLT sẽ tạo một bản ghi kĩ thuật số duy nhất để xác minh quyền sở hữu và tính xác thực, bao gồm tất cả hoạt động trong quá khứ.
Các giao dịch liên quan đến tài sản vật chất có giá trị cao, như bất động sản, hàng hóa xa xỉ sẽ được hưởng lợi từ token hóa. Vì các giao dịch này thường tốn nhiều công sức, chi phí vì liên quan đến nhiều hồ sơ, giấy tờ giữa các bên.
Bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán (Post-trade clearing and settlement)
Trong thị trường tài chính – chứng khoán, qui trình sau giao dịch để xác nhận, bù trừ và thanh toán các giao dịch thường phức tạp, tốn nhiều công sức và liên quan đến nhiều bên (công ty chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu kí chứng khoán…).
DLT tham gia qui trình bù trừ và thanh toán bằng cách cung cấp thông tin có độ trễ về thời gian rất nhỏ (near-real-time), do đó giảm độ phức tạp, giảm thời gian và chi phí liên quan đến xử lý giao dịch.
Việc đồng bộ hóa dữ liệu trong mạng lưới sẽ loại bỏ sự trùng lặp thông tin ghi chép giữa các bên. Giảm thời gian của việc thanh toán sẽ giảm thời rủi ro đối tác (Counterparty risk) và các giao dịch thất bại đồng thời tăng tính thanh khoản của tài sản và tiền.
Sự tuân thủ (Compliance)
Các nhà quản lý trên toàn thế giới đặt ra các yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt hơn về tính minh bạch các báo cáo của các công ty.
Để tuân thủ các qui định, các công ty cần duy trì và xử lí một lượng lớn dữ liệu liên quan đến rủi ro. Nền tảng DLT có thể lưu trữ những thông tin có tính nhạy cảm cao một cách an toàn đồng thời phát hiện ra hoạt động gian lận và hoạt động rửa tiền.
Khó khăn khi sử dụng sổ cái phân tán
Một số khó khăn tồn tại trước khi DLT có thể ứng dụng thành công trong ngành tài chính:
- DLT chưa được tiêu chuẩn hóa cũng như khó tích hợp với các hệ thống cũ
- Khả năng xử lý của DLT không cạnh tranh về mặt tài chính với các giải pháp hiện có
- Việc tăng quy mô của các hệ thống DLT đòi hỏi nguồn lưu trữ đáng kể
- Các giao dịch bị hủy bỏ chỉ có thể được hoàn tác bằng cách tạo một giao dịch tương tự
- DLT yêu cầu một lượng lớn máy tính nên sẽ tốn chi phí điện
- Các cơ quan quản lí sẽ có cách tiếp cận khác nhau tùy theo thẩm quyền.
Kiểu loại công nghệ sổ cái phân tán
Các Distributed Ledger có thể được cho phép hoặc không được phép liên quan nếu bất kỳ ai hoặc chỉ những người được phê duyệt mới có thể chạy một nút để xác thực giao dịch. Chúng cũng khác nhau giữa thuật toán đồng thuận. (Bằng chứng về công việc, bằng chứng về cổ phần , hoặc hệ thống biểu quyết). Chúng cũng có thể được khai thác (bạn có thể yêu cầu quyền sở hữu các đồng tiền mới đóng góp với một nút) hoặc không thể khai thác được (người tạo ra tiền điện tử sở hữu tất cả ngay từ đầu).
Kết luận
Exchange Script vừa giới thiệu xong cho bạn về công nghệ sổ cái phân tán, khái niệm công nghệ sổ cái phân tán là gì? so sánh giữa sổ cái phân tán và công nghệ Blockchain cũng như ứng dụng của công nghệ sổ cái phân tán. Hy vọng, những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc. Đừng quên chia sẻ những kiến thức này cho cộng đồng bạn nhé.
\
Xem thêm: Unilaunch, NFT Avatar Unilaunch, Unios NFT, IDO Launchpad platform, Presale Launchpad platform, Unilaunch News, Cryptocurrency News, Coin News, Blockchain Technology News